Thảm sát Ponary Thảm sát Ponary

Nạn nhân bị bịt mắt dẫn đến nơi hành quyết

Modus operandi

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Ponary (tiếng Litva: Paneriai, tiếng Yid: Ponar‎) là khu nghỉ mát nhỏ dành cho nhân viên Đường sắt quốc gia Ba Lan. Đó cũng là tên ga gần đó trên tuyến Grodno - Vilnius - Kaunas.[33] Địa điểm cách Vilnius 10 km về phía nam.[34] Gần Ponary có đường bộ cắt ngang đường ray cũng đi về Grodno,[33] nên thường gọi là "đường Grodno".[35]

Nửa cuối năm 1940, cách ga Ponary khoảng 3 km về phía đông bắc, chính quyền Liên Xô bắt đầu xây dựng các nhà kho nhiên liệu hàng không dưới lòng đất. Mục đích là cung ứng cho sân bay quân sự Kazbėjai gần đó. Liên Xô dùng kẽm gai cao 2 mét rào lại khu vực, người dân sát đấy bị đuổi khỏi nhà. Một số lán gỗ được dựng lên tạm thời. Tuy vậy, công trình đã không kịp hoàn tất trước khi chiến tranh Xô-Đức bùng nổ. Sáu hố đào nhà kho chưa xong. Hố lớn nhất có đường kính khoảng 40 mét và sâu khoảng 5-6 mét, còn lại thì đường kính 8 mét và sâu 5 mét. Các hố được nối với nhau bằng các đường ống đặt trong rãnh kích thước 1 × 1 mét.[36]

Hè năm 1941, quân Đức quyết định chọn "căn cứ" Ponary làm nơi hành quyết hàng loạt xét trên những yếu tố thuận lợi. Ponary cách không xa Vilnius, đường bộ và đường sắt đều giúp vận chuyển nạn nhân dễ dàng nhanh chóng. "Căn cứ" được rào lại rồi rừng bao quanh sẽ dễ che giấu tội ác hơn. Cuối cùng, các hố mà Liên Xô đào sẽ được dùng làm mồ chôn tập thể.[37] Người Đức tiến hành bổ sung thêm bên trong và gia cố xung quanh. Lưới thép gai dài 4 mét dùng làm hàng rào và rải mìn một phần. Bên trong hàng rào dựng hai cổng. Cổng lớn nằm phía đường Grodno gần giao lộ đường sắt. Cổng nhỏ nằm phía bên làng Nowosiołki để dành cho xe tải. Đoạn đường rừng phía trước được gia cố một phần bằng thanh gỗ.[38] Trên các cây xung quanh có treo biển cảnh báo bom mìn. Dân địa phương được khuyến cáo nếu đến gần hàng rào sẽ bị bắn ngay. Theo lời kể của các nhân chứng, có vài người vi phạm điều cấm này đã bị bắn chết.[37] Khoảng 10–12 thành viên Ypatingasis būrys luôn thường trực canh gác.[39]

Các nạn nhân được tàu hỏa và xe tải chở đến Ponary, hoặc giải đi bộ dọc theo đường Grodno.[40]

  • Người Do Thái từ Vilnius và các thị trấn nhỏ hơn được xe lửa đưa đến nơi hành quyết. Theo lời các nhân chứng, nhiều chuyến tàu đưa dân Do Thái từ Tây Âu đến Ponary. Những đoàn tàu chở người Do Thái Ba Lan thường có đến 40 toa chứa 2.800 người. Tàu từ nước ngoài thì chỉ đếm được khoảng 8-9 toa. Tàu sẽ dừng lại trên đường ray dự phòng gần ga Ponary. Người Do Thái xuống tàu, bị tịch thu hành lý, sau đó thì ngồi xe tải hoặc phải đi bộ đến địa điểm.[41]
  • Tù nhân từ nhà tù ŁukiszkiTrakai thường được chở bằng xe tải. Trong những tháng chiếm đóng đầu tiên, chủ yếu là tù nhân Ba Lan nhưng bên cạnh đó còn có những người Do Thái từ ghetto Vilnius và nạn nhân quốc tịch khác. Chuyến xe từ Łukiszki thường đến lúc 8 giờ cho tới 10 giờ sáng, cũng có lẻ tẻ vào buổi chiều. Một thành viên Ypatingasis būrys sau chiến tranh làm chứng rằng khi đi xe, tù nhân Ba Lan thường được phép ngồi còn người Do Thái bị buộc phải quỳ suốt chặng đường. Có khi tay nạn nhân bị siết dây thép gai.[42]
  • Người Do Thái từ ghetto Vilnius thì bị giải đi bộ. Năm 1941 chứng kiến nhiều dòng người đến đây nhất. Theo lời các nhân chứng, có khi dòng người dài hàng vài kilômét.[43]

Nhiều khi nạn nhân chết trước khi đến được địa điểm. Quân áp giải giết tại chỗ những người không thể đi nổi nữa, xác bị ném lên xe đi sau dòng người.[44] Việc tương tự cũng xảy ra với đoàn tàu chở tù nhân, đặc biệt năm 1943, khi tạm dừng trên đường chuyển, tù nhân tìm cách trốn thoát, thậm chí tấn công cả quân áp giải. Những người đào tẩu bị sát hại một cách dã man. Chỉ một số ít trốn được vào rừng hoặc náu giữa dân địa phương. Lời chứng kể lại cho biết sau những vụ như vậy, thi thể ngổn ngang trên đường ray. Cư dân địa phương sau đó bị ép phải mang những xác người đó đến địa điểm. Dường như đội cảnh sát cho tù nhân Do Thái cơ hội trốn thoát để "giải trí" bằng cách tổ chức săn người kéo theo.[45]

Chúng tôi quan sát cảnh tượng kinh hoàng qua cửa sổ. Tôi thấy lính áp giải bắn vào cậu bé chừng 10-11 tuổi, đạn trúng tay. Cậu ngã xuống, hắn đến gần và kết liễu. [...] Tôi thấy bọn Litva nhảy lên bụng bà bầu nằm trên đất khi tìm cách trốn. Chúng nắm chân trẻ nhỏ và đập đầu vào thân cây thông.
— Nhân chứng Janiny Żygiewicz[46]

Thường thì số lượng trong một chuyến rất nhiều nên không thể bắn hết ngay một lúc mà phải chia theo tốp. Nạn nhân phải đợi trước cổng đôi khi vài giờ, thậm chí vài ngày.[47] Trong khoảng thời gian đó, cảnh sát Ypatingasis būrys thường dùng dùi cui và chó để tra tấn. Cứ sau khoảng chục phút, từng tốp nạn nhân được chọn ra từ đám đông và dẫn vào trong. Tại đó, họ buộc phải cởi hết quần áo lót và nộp hết đồ giá trị, rồi lùa đến một cái hố giống như một dạng "phòng chờ".[lower-alpha 2][49]

Tiếp theo, từ 10 đến 12 tù nhân nhóm theo lứa tuổi hoặc giới tính được đưa ra khỏi hố. Họ bị dẫn đến những ngôi mộ tập thể và bị bắn tại đó. Họ bị bịt mắt và đặt tay lên vai người trước mà đi.[50] Ban đầu, các vụ hành quyết được thực hiện bằng súng máy.[48] Về sau thì dùng súng trường. Nạn nhân đứng trên mép mộ, quay lưng về phía người bắn. Số người bắn bằng đúng số nạn nhân trong một lượt hành hình.[51] Nguyên tắc này có thể bỏ qua khi có quá nhiều nạn nhân hoặc thời tiết xấu mà lại cần đẩy nhanh tiến độ thực thi. Nếu chỉ có ít nạn nhân, từng người một phải bước lên cầu nhỏ bắc phía trên mặt hố rồi bị bắn bằng súng trường.[52] Để tiết kiệm đạn, cảnh sát Litva nhiều khi ném luôn những đứa trẻ nhỏ còn sống xuống hố hoặc dùng báng súng trường đập vỡ sọ.[51] Đội hành quyết thường uống rượu để tăng tinh thần.[48] Việc này có quay phim chụp ảnh lại làm bằng cớ.[53]

Một số nạn nhân nam giới phải lấp đất hoặc vôi clo lên thi thể. Làm xong thì họ cũng bị giết.[54] Có một số nạn nhân chỉ bị thương nhẹ hoặc ngất đi, đã trốn dưới đống xác và đợi thoát khỏi địa điểm hành quyết.[55]

Đội xử tử ban đầu gồm 9 sĩ quan Einsatzkommando do SS-Obersturmführer Schauschütz chỉ huy.[56] Ngay sau đó, người Litva được dùng nhiều làm đao phủ.[57] Từ ngày 23 tháng 7 năm 1941 hầu như chỉ có Ypatingasis būrys thực thi.[56] Do không có đội xử tử riêng, nên tất cả sĩ quan đều phải luân phiên tham gia.[58][59] Một số cái tên thường xuyên tham gia có thể kể đến: Jonas Dołgowas ("Jonas đẫm máu"), Dionizas Golczas, Hubertas Dienisis, Adam Kurszis, Justas Martiszius và Stasys Razutis. Chỉ huy Đức Weiss và Fiedler tham dự các vụ hành quyết lớn hơn. Họ đích thân quản lý đội bắn và tự kết liễu những ai mới chỉ bị thương. Ngoài Ypatingasis būrys, một số sĩ quan cảnh sát phụ trợ Litva cũng tham gia hành quyết.[60]

Quân Đức tịch thu tiền, vàng và đồ trang sức của nạn nhân. Còn Ypatingasis būrys lấy giày dép, quần áo và các vật dụng hàng ngày,[lower-alpha 3] chủ yếu để sau đó bán đi, đôi khi để đổi lấy rượu uống.[54][61] Đồ nào không xài được thì bị đốt luôn tại chỗ.[62]

Nạn nhân Do Thái

Các điểm diệt chủng người Do Thái Ba Lan thời Đức chiếm đóng. Ponary được đánh dấu trên bản đồĐài tưởng niệm nạn nhân Do Thái tại Ponary

Số liệu chính thức cho biết có khoảng 58.000 người Do Thái sống tại Vilnius,[63] còn các số liệu khác có thể lên tới 70[64] đến 75,[65] thậm chí 80 nghìn người.[66] Theo Monika Tomkiewicz, sau khi Đức bắt đầu tiến vào, khoảng 8-10.000 dân Do Thái chạy khỏi thành phố,[67] còn Arūnas Bubnys ước tính số chạy tị nạn không quá 3.000 người.[68] Số liệu này lấy từ Encyclopedia of Camps and Ghettos (Bách khoa toàn tư về trại tập trung và ghetto) cũng như nói nhiều nạn dân Do Thái từ miền tây Litva chạy đến Vilnius.[69]

Ngày 27 tháng 6, chỉ ba ngày sau khi tiến vào, quân Đức bắt đầu ruồng bố. Đàn ông Do Thái bị bắt và đưa đi lao động một số nơi trong thành phố. Khi xong việc, đa số được về nhà nhưng một số người đã biến mất không dấu vết.[7] Tuy nhiên, ban đầu quân Đức không tiến hành diệt chủng hàng loạt. Khác với Kaunas hay Šiauliai, tại Vilnius không có pogrom.[70] Hành động bài Do Thái tại đây chỉ dừng lại ở việc cướp bóc.[71]

Khi Einsatzkommando 9 xuất hiện, tình hình liền thay đổi.[72] Quân Đức lệnh cho cảnh sát Litva lập danh sách những người Do Thái, chủ yếu là các nhà hoạt động chính trị, trí thức và người giàu.[73] Trên thực tế, tất cả cộng đồng Do Thái đều bị ảnh hưởng.[74] Quân Đức, Litva, đôi khi cả thanh niên Ba Lan đã bắt giữ hàng loạt người Do Thái trong nhà ngoài ngõ, rồi áp giải đến nhà tù Łukiszki.[75] Nạn nhân ở đó từ vài giờ đến vài tuần, rồi được chuyển đi Ponary.[76] Vụ hành quyết đầu tiên tại Ponary có thể được thực hiện vào ngày 4 tháng 7 năm 1941.[77] Theo báo cáo phía Đức, 321 người Do Thái đã bị bắn ở Ponary từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 7. Tính đến ngày 11 tháng 7, mỗi ngày có khoảng 500 người Do Thái bị sát hại tại địa điểm. Đến ngày 20 tháng 7, số người chết lên tới khoảng 5.000.[78][79] Các nguồn khác nói có thể lên tới 10.000 người bị giết tại Ponary vào tháng 7 năm 1941.[69] Mới đầu chỉ có đàn ông bị hành quyết, phụ nữ và trẻ em Do Thái vẫn chưa bị tính đến.[79][80] Ngày 23 tháng 7, Einsatzkommando 9 chuyển đến Minsk, tốc độ hành quyết tạm thời chậm lại.[81] Báo cáo Đức cho biết từ ngày 12 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 có 461 người đã bị giết tại Ponary, trong đó có 444 người Do Thái.[82]

Ngày 31 tháng 8, vụ lính Đức bị một số phát súng bắn vào ở góc đường Wielka và Szklana là dấu mốc đẩy nhanh số lượng hành quyết. Sự việc này bị coi là hành động khiêu khích nhằm nhằm biện minh cho việc diệt chủng dân Do Thái hàng loạt. Trong thời gian ngắn, hàng trăm người sống tại các con phố bị bắt, giải đến Łukiszki rồi chuyển tiếp đến Ponary, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em.[83] Các nguồn tư liệu Đức cho biết vụ hành quyết "trả đũa" diễn ra vào ngày 2 tháng 9 với 3.700 người Do Thái bị xử bắn, gồm 2019 phụ nữ và 817 trẻ em. Các nguồn tin Do Thái lại nâng số nạn nhân có thể lên tới 5.000 người. Trong số đó có cả người nằm trong Hội đồng Do Thái Vilnius Judenrat.[84] Sau đó Vilnius được chia thành khu vực cho dân Do Thái.[85] Ngày 6-7 tháng 9,[86] người Do Thái phải chuyển đến hai khu ghetto: khu "nhỏ" bao quanh đường Antokolska và Żydowska, một phần đường Gaona và Szklana, còn khu "lớn" là đường Oszmiańska, Dziśnieńska, Szpitalna, Jatkowa, Rudnicka, Straszuna và Szawelska, một phần thuộc Końska, Karmelicka, Lidzka và Zawalna.[87] Cả hai ghetto tập trung tổng cộng khoảng 40.000 người. Số dân còn lại là 6.000. Người Do Thái bị giam và hầu hết bị bắn ở Ponary. Tư liệu Đức ghi lại cuộc hành quyết ngày 12 tháng 9 có 3.334 người bị bắn chết.[84] Cùng với các vụ khác trong tháng 9, toàn bộ dân Do Thái Vilnius không phân biệt tuổi tác và giới tính đã bị giết.[80][88]

Đức đặt ra quy định người Do Thái làm việc cho quân đội và các cơ quan Đức, đặc biệt là công nhân lành nghề và gia đình sẽ được tập trung tại ghetto "lớn".[89][90] Những người còn lại kể cả trẻ mồ côi, bệnh nhân và người già[91] phải vào ghetto "nhỏ".[89] Việc phân chia này không được thực hiện ngay. Đến ngày 15 tháng 9, nhà cầm quyền Đức ra lệnh hoán chuyển dân Do Thái đi ghetto khác. Đi kèm với hành động này, từ 1.200 đến 1.500 người Do Thái bị bắt vào Łukiszki rồi chuyển đến Ponary tử hình. Tư liệu Đức cho biết vụ hành quyết diễn ra ngày 17 tháng 9 cướp đi sinh mạng của 1.271 nạn nhân.[90] Ngày 1 tháng 10 nhân ngày lễ Do Thái Yom Kippur, quân Đức và Litva thanh trừng ghetto "nhỏ", lùa một lượng đáng kể vào Łukiszki, hầu hết đều bị giết tại Ponary sau đó. Các nhà sử học ước tính số lượng nạn nhân khác nhau:[lower-alpha 4] Monika Tomkiewicz ước tính khoảng 1.700 người,[93] Arūnas Bubnys khoảng 2.000–2.300[90] còn Yitzhak Arad là khoảng 3.000–3.500 người. Trong ba tuần tiếp theo, quân Đức tổ chức ba đại thanh trừng (3-4 tháng 10, 15-16 tháng 10 và 21 tháng 10) tại ghetto "nhỏ", 6.500-7.500 người bị giết.[89] Tổng cộng Ponary đã chứng kiến lên đến 15.000 người bỏ mạng.[93]

Vào ngày 24 tháng 10 và ngày 3–5 tháng 11 diễn ra hai chiến dịch thanh lọc lớn tại ghetto "lớn", sử dụng "giấy chứng nhận màu vàng". Những người không có giấy chứng nhận công việc liền bị bắt. Hơn nữa, ngày 29 tháng 10, quân Đức bắt một lượng đáng kể người Do Thái thất nghiệp. Theo Arad, khoảng 6.800 người bị bắt trong chiến dịch này, rồi bị xử tử tại Ponary.[94] Các tác giả cuốn Encylopedia of Camps and Ghettos ước tính số lượng nạn nhân khoảng 7-9.000 người,[95] còn Tomkiewicz đưa ra con số 11.000.[93] Đầu tháng 12, quân Đức tiếp tục thanh lọc ghetto. Tiếp theo đến lượt khoảng 150 tù phạm[96] và nhân viên Do Thái làm việc cho SD ở Vilnius, họ vốn được chỉ định ở khu riêng biệt (từ 300[97] đến 1.600[93]). Cuối cùng, ngày 20-21 tháng 12 diễn ra chiến dịch "chứng nhận màu hồng" để bắt và giết tất cả những ai không có "chứng nhận vàng" về công việc và "chứng nhận hồng" do Judenrat cấp.[98] Arad tính ra khoảng 400 người là nạn nhân đợt này,[99] trong khi Tomkiewicz ước tính số bị sát hại lên khoảng 15.000 người.[93]

Thông tin không đầy đủ về các vụ hành quyết diễn ra ở Ponary hè thu năm 1941 được cung cấp trong báo cáo của chỉ huy Einsatzkommando 3a SS-Standartenführer Karl Jäger ngày 1 tháng 12 năm 1941,[100] thường gọi là Báo cáo Jäger :

Số lượng nạn nhân bị hành quyết ở Ponary (1941) theo Báo cáo Jäger
Ngày thực hiệnDân Do TháiDân khácTính chung
Nam giớiPhụ nữTrẻ em
12 tháng 8 - 1 tháng 94251917[lower-alpha 5]461
2 tháng 986420198173700
12 tháng 999316707713434[lower-alpha 6]
17 tháng 93376872474[lower-alpha 7]1275[lower-alpha 8]
4 tháng 1043211154361983
16 tháng 103825072571146
21 tháng 1071810635862367
25 tháng 1017668122578
27 tháng 10946184731203
30 tháng 103827893621533
6 tháng 113407492521341
19 tháng 11767718171
19 tháng 1114[lower-alpha 9]14
20 tháng 1133
25 tháng 11946số 81[lower-alpha 10]64
Tổng thể590710 69146393621 273

Dựa trên báo cáo Jäger, Arad ước tính tối đa 33.500 người Do Thái bị giết ở Ponary.[101] Arūnas Bubnys đưa ra con số 33.000 nạn nhân.[102] Các nguồn Do Thái khác biến động từ 48.500 lên đến 61.900 người.[103] Tomkiewicz cũng trình bày ước tính của mình trong chuyên khảo về số người Do Thái bị giết năm 1941:[104]

Ngàysố nạn nhân
tính đến 8 tháng 7 năm 1941321
11 tháng 7 năm 1941348
1 tháng 9 năm 1941461
2 tháng 9 năm 19413700
12 tháng 9 năm 19413334
17 tháng 9 năm 19411271
1 tháng 10 năm 19411700
4 tháng 10 năm 19411983
16 tháng 10 năm 19411146
Tháng 10 năm 194115.000
21 tháng 10 năm 19412367
24–28 tháng 10 năm 19418000
25 tháng 10 năm 19412578
27 tháng 10 năm 19411203
30 tháng 10 năm 19411533
3–5 tháng 11 năm 19413000
6 tháng 11 năm 19411341
19 tháng 11 năm 1941185
20 tháng 11 năm 19413
25 tháng 11 năm 194164
20-21 tháng 12 năm 194115.000
Tổng thể:64.538 người

Sau "chứng nhận hồng", không có hoạt động bắt giết lớn nào áp lên các ghetto Vilnius trong thời gian dài.[105] Tại các thành phố khác thuộc Reichskommissariat Ostland, việc truy giết người Do Thái cũng tạm dừng. Việc này là do Wehrmacht và chính quyền dân sự Đức áp dụng rộng rãi thực thi lao động cưỡng bức với dân Do Thái.[106] Cho đến tháng 3 năm 1943, Ponary là nơi xử tử người Do Thái bị buộc tội vi phạm trật tự khu chiếm đóng (buôn lậu, buôn bán phi pháp, trốn ở ngoài ghetto, giấy tờ giả, mang đồ vật giá trị). Họ bị bắn riêng lẻ hoặc theo nhóm nhỏ.[107][108] Những người bị án tử lúc đầu thường được giải đến làng Pośpieszka gần Vilnius, bị giam trong một tuần rồi mới đến Ponary.[109] Ví dụ tiêu biểu là ca sĩ tiền chiến Luba Lewicka bị bắt quả tang tuồn lậu thực phẩm vào ghetto.[61] Tháng 7 năm 1942, 84 (hoặc 86) người già và khuyết tật bị cảnh sát Do Thái đưa ra khỏi ghetto để chuyển cho quân Đức.[110][111] Trước khi hành quyết, số người này được đưa vào nhà trọ ở Pośpieszka, người Đức cho đại diện báo chí và Hội Chữ thập đỏ đến "tận mắt chứng kiến" rằng chính quyền chiếm đóng chăm sóc người già và người bệnh Do Thái như thế nào.[112]

Mùa xuân năm 1943, dưới sự gia tăng hoạt động của du kích Xô Viết, người Đức giải thể các ghetto ở Oszmiana, Michaliszki, ŚwięcianySoły. Những người Do Thái sống tại đó được thông báo rằng sẽ chuyển tới ghetto ở Vilnius và Kaunas. Để tăng độ tin cậy, cảnh sát Do Thái từ Vilnius đến để áp tải. Cuối tháng 3 đầu tháng 4, 1.250 người Do Thái từ các địa điểm trên được chuyển đến ghetto Vilnius. Thêm 1.500 người Do Thái từ các trại lao động khác nhau trong Vùng Vilnius. Ngày 4 tháng 4 chính thức diễn ra chuyến vận chuyển. Tối hôm đó, tàu đưa những người trong ghetto rời khỏi Święciany, đồng thời ga Soły cũng khởi hành chuyến tàu chở những người Do Thái từ Oszmiana, Michaliszki và Soły.[lower-alpha 11] Người Đức dùng bảo đảm đó để lừa họ. Rạng sáng 5 tháng 4, cả hai đoàn tàu đều dừng tại nhà ga Vilnius một lát rồi hướng về Ponary. Khoảng 4.000 bị giết sau đó, chỉ một nhóm nhỏ từ Święciany được đưa đến trại ở Bezdany.[113] Vài trăm người cố gắng chạy trốn khi đoàn tàu chuyển đường ray sang Ponary. Hầu hết số này đều bị giết, nhưng có người đã chạy tới được ghetto Vilnius.[114] Cuộc đào thoát được người lái tàu Ba Lan (hoạt động trong Armia Krajowa) Marian Maciejewski cùng phụ lái tạo điều kiện khi lấy danh nghĩa kiểm tra an toàn để mở một số toa tàu.[115][116] Tại Ponary, một số thanh niên Do Thái tay không đã đánh lại lính canh; hai cảnh sát Litva thiệt mạng và một người Đức bị thương trong vụ xả súng hỗn loạn.[117]

Theo Tomkiewicz, 566 người Do Thái bị giết tại Ponary vào tháng 6 và tháng 7 năm 1943.[118] Nạn nhân bao gồm những người trong trại lao động Do Thái cuối cùng của Vùng Vilnius là Nowa Wilejka.[119]

Ngày 23-24 tháng 9, quân Đức thanh lý ghetto Vilnius. Khoảng 4.000–5.000 người chủ yếu là phụ nữ và trẻ em bị đưa đến trại hủy diệt Sobibór, 3.000-3.700 thanh niên bị chuyển đến các trại lao độngLatviaEstonia, vài trăm người già hoặc bệnh tật bị giết tại Ponary.[120] Bên cạnh những người đang lẩn trốn, chỉ còn 2.200 người còn lại ở Vilnius, tổng khoảng 3.000 người Do Thái. Những người này chủ yếu làm việc trong các nhà máy da Kailio, bệnh viện quân sự, các xưởng của Wehrmacht và Gestapo, cũng như người nhà họ.[121][122]

Trong những tháng tiếp theo, người Do Thái bị bắt ở "khu Arya"[lower-alpha 12] liền bị mang tới bắn tại Ponary.[123] Chỉ trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 9 đến ngày 31 tháng 10 năm 1943, cảnh sát Litva bắt được 1.075 người tị nạn Do Thái ở Vilnius, giao cho Đức để xử bắn tại Ponary.[124] Quân Đức cũng tiến hành thanh sát các trại lao động ở Vilnius để phát hiện người Do Thái phi pháp, rồi cũng đưa đến Ponary xử bắn. Chỉ trong ngày 15 tháng 10, tại nhà máy Kailio có khoảng 30 người bị bắt.[125]

Vụ tàn sát lớn cuối cùng diễn ra vào những ngày đầu tháng 7 năm 1944, ngay trước khi Hồng quân chiếm được Vilnius.[126] Quân Đức giết công nhân Do Thái (khoảng 2.000–2.300 người),[127] tù nhân Łukiszki và Ofiarna[126] cùng các tù binh Liên Xô.[128] Tổng số nạn nhân có thể lên tới 4.000 người.[126]

Nạn nhân Ba Lan

Đài tưởng niệm Ba Lan tại PonaryBảng ghi tên người Ba Lan bị giếtBảng tưởng niệm nạn nhân của tội ác Đức tại Nhà thờ Thánh Stanisław Kostka ở Warszawa, trong đó bao gồm cả nạn nhân Ponary

Những người Ba Lan sớm nhất bị bắn tại Ponary có thể khoảng tháng 9 năm 1941.[129] Một số nguồn báo cáo về vụ bắn 320 tù nhân Ba Lan từ Łukiszeki ngày 27 tháng 9.[130][131] Sau đó, dân Ba Lan bị gia tăng đàn áp. Ngay khi chiếm đóng, những người theo chủ nghĩa dân tộc Litva cố gắng thuyết phục Đức xử lý người Ba Lan nhưng không thành công, vì Đức ưu tiên xóa sổ dân Do Thái và cộng sản.[132] Hơn nữa, sau khi bị NKVD đàn áp giết chóc, có thể nói giới trí thức Ba Lan đã đứng trung lập.[133] Ghi nhận trong báo cáo của Einsatzgruppe B ngày 11 tháng 7 năm 1941:

Có thể dự đoán rằng người Ba Lan trên các vùng mới chiếm đóng là những người chống cộng và chống Do Thái. Chiến dịch thanh lọc chỉ nên mở rộng chủ yếu dành cho bọn Bolshevik và Do Thái. Đối với giới trí thức và các tầng lớp Ba Lan khác thì sẽ quyết định sau, trừ khi có lý do đặc biệt dựa trên các trường hợp cụ thể được coi là nguy hiểm. Do đó, người Ba Lan rõ ràng không phải đối tượng thanh lọc, đặc biệt vì chúng có tầm quan trọng lớn trong việc khởi sự pogrom và hữu ích trong thu thập thông tin.[134]

Cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 1941, an ninh Đức phát hiện lực lượng Ba Lan nằm vùng Vilnius có liên lạc với đầu não chính phủ ngầm Ba Lan tại Warszawa. Không lâu sau bắt đầu các vụ bắt bớ người Ba Lan quy mô lớn.[135] Đặc biệt đầu năm 1942 ghi nhận số vụ bắt giữ và xử tử gia tăng đáng kể.[136] Nạn nhân là những người hoạt động ngầm hoặc cộng tác với họ, cũng như những ai bị buộc tội hợp tác với du kích Liên Xô, giúp đỡ dân Do Thái hoặc tù vượt ngục, mang giữ vũ khí, phá hoại và trốn tránh nghĩa vụ lao động. Đức sử dụng nguyên tắc quy kết trách nhiệm tập thể để trả đũa quân kháng chiến Ba Lan và cộng sản, khiến hàng loạt dân thường cũng bị bắt giữ.[137] Đặc biệt là giới trí thức, giáo sĩ và học sinh Công giáo Ba Lan trở thành mục tiêu đàn áp.[129]

Những người do GestapoSaugumo bắt giữ thường bị thẩm vấn tại trụ sở SD và cảnh sát an ninh đường Ofiarna 2, rồi giải tiếp đến nhà tù Łukiszki.[138] Kết thúc điều tra, một số bị chuyển đến trại tập trung phải lao động cưỡng bức, hoặc đến các nhà tù khác thuộc Litva trên lãnh thổ Reichskommissariat Ostland.[139] Những người bị kết án tử hình thì chịu thi hành án tại Ponary, hay ngay tại nhà tù Łukiszki, nhà giam đường Ofiarna hoặc Pháo đài IX ở Kaunas.[140]

Cuối năm 1941 đầu năm 1942, quân Đức đập tan được tổ chức ngầm Liên minh người Ba Lan tự do (Związek Wolnych Polaków - ZWP). Khoảng 90 người chủ mưu bị bắn tại Ponary trong ba vụ hành hình nửa đầu tháng 5 năm 1942. Các thành viên ZWP còn lại bị xử tử tháng 9 năm 1943.[141] Tháng 1 năm 1942, quản xứ thánh Ducha tại Vilnius đồng thời là tuyên úy quân khu Vilnius của Armia Krajowa là cha Romuald Świrkowski bị bắt rồi chịu chết trong vụ hành quyết hàng loạt tại Ponary ngày 5 tháng 5 năm 1942.[142] Tháng 2 năm 1942, Zbigniew Skłodowski, huynh trưởng Hiệp hội hướng đạo Ba Lan của Cộng hòa Liva bị bắt và bị xử bắn hai tháng sau đó.[143]

Tháng 2 và tháng 3 năm 1942, gần 200 người hoạt động ngầm tham gia vào chiến dịch "hợp thức hóa" (làm tem thực phẩm và giấy tờ tùy thân giả mạo). 32 người bị bắn tại Ponary. Trong số các nạn nhân có cha xứ Tadeusz Zawadzki của nhà thờ Thánh Phêrô và Phaolô tại Antakalnis là người quản lý chịu trách nhiệm hành động. Tháng 6 năm đó, ba người trong một nhóm "hợpp thức hóa" bị bắt và bị bắn ngay sau đó tại Ponary. Các vụ bắt bớ những người "hợp thức hóa" diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1943. Khoảng 70 người bị bắt giam, 25 người trong số họ bị giết tại Ponary. Cuối cùng, vào cuối tháng 3 năm 1944, bốn người cầm đầu bị bắt và bị xử bắn tại Ponary.[144]

Tháng 5 năm 1942, nhóm theo du kích Liên Xô giết chết ba quan chức Đức ở vùng phụ cận Święciany. Đáp lại, quân Đức và Litva bắn chết 450 người Ba Lan trong thành phố và các làng lân cận. Ngoài ra, 150 người Ba Lan phải vào tù Łukiszki rồi bị xử bắn tại Ponary.[145]

Tháng 7 năm 1942 diễn ra các vụ hành quyết tiếp theo khiến 40–50 người Ba Lan thiệt mạng.[146] Ngày 2 tháng 12 năm đó, vài chục người Ba Lan bị bắn tại Ponary, trong đó có một số quân binh Armia Krajowa. Nạn nhân tiêu biểu vụ này là Stanisław Węsławski - luật sư, nhà soạn nhạc, chủ tịch ngầm của Vilnius.[147] Tiếp theo là mùa xuân năm 1943 xử bắn những người bị tội danh tham gia in ấn và phân phát tạp chí ngầm Niepodległość (Độc lập).[148]

Đêm 16 rạng sáng 17 tháng 9 năm 1943, 140 người Ba Lan đã bị bắt tại Vilnius, mười trong số đó bị bắn vào ngày hôm sau tại Ponary. Các nạn nhân là: giáo sư Mieczysław Gutkowski (giảng viên luật ngân hàng và thuế tại Đại học Stefan Batory), giáo sư Kazimierz Pelczar (trưởng khoa y Đại học Stefan Batory), Mieczysław Engiel (biện lý), Kazimierz Antuszewicz (kỹ sư), Stanisław Grynkiewicz (nhà hóa học), Eugeniusz Biłgorajski (đại úy WP), Kazimierz Iwanowski (trung úy dự bị WP), Tadeusz Lothe (nhân viên rạp hát), Włodzimierz Maurik (quản lý văn phòng), Aleksander Orłowski (công nhân). Vụ này nhằm trả đũa việc quân Armia Krajowa giết Marijonas Podabas là thanh tra cảnh sát Litva ở Vilnius.[149]

Nạn nhân khác

Ngoài dân Do Thái và Ba Lan, tù binh Liên Xô từ các trại gần đó, đảng viên Cộng sản và nhân viên Liên Xô chưa kịp chạy trước khi quân Đức đến, đã bị bắn hàng loạt tại Ponary. Các vụ xử tử như vậy chủ yếu diễn ra trong những tháng đầu tiên Đức chiếm đóng.[150] Những quan chức cao cấp phải kể đến Ủy viên kiểm sát nhà nước Litva Xô viết Liudas Adomauskas, thành viên Hội đồng tối cao Litva Xô viết Andrius Bulota và Ủy viên kinh tế thành phố W. Knywa. Những người vợ sĩ quan Hồng quân không di tản được về phía đông khi chiến tranh bùng nổ cũng bị bắn chết.[151]

Ít nhất 40 người Digan bị giết tại Ponary.[152]

Ngày 20 tháng 5 năm 1944, 20 sĩ quan và binh sĩ Litva trong đội Liệtuvos vietinė rinktinė bị tử hình tại Ponary sau khi bị buộc tội hèn nhát thua trận Murowana Oszmianka.[153]

Số lượng nạn nhân

Trước khi chấm dứt chiến tranh đã có những nỗ lực nhằm xác định số lượng nạn nhân bị giết tại Ponary. Đại diện Quân đoàn 5 thuộc Phương diện quân Belorussia 3 đã điều tra từ tháng 7 năm 1944, ước tính khoảng hơn 200.000 người bị giết. Trong bản báo cáo ngày 26 tháng 9 năm 1944 quân quân khu Vilnius gửi Bộ Chỉ huy Armia Krajowa viết rằng khoảng 130-160.000 người bị giết tại Ponary trong vòng 3 năm, 25-30% trong số đó là người Ba Lan.[154] Vụ Ponary cũng được nêu ra trong phiên tòa Nuremberg. Trong phiên ngày 30 tháng 9 đến ngày 1 tháng 10 năm 1946, Tòa án Quân sự Quốc tế ra phán quyết rằng ít nhất 100.000 "công dân xô viết" bị giết tại Ponary.[155]

Trong thời gian dài, giới nghiên cứu sử học giữ quan điểm khoảng 100.000 người bị giết tại Ponary.[156] Số nạn nhân Do Thái ước tính khoảng 70.000 người.[157] Mặt khác, các sử gia Ba Lan có khuynh hướng ước tính số nạn nhân Ba Lan vào khoảng vài nghìn hoặc lên đến 20.000 người.[158][159]

Monika Tomkiewicz, tác giả sách chuyên khảo khoa học duy nhất về tội ác Ponary do Viện Tưởng niệm Quốc gia xuất bản năm 2008, cho rằng con số 100.000 nạn nhân là bị thổi phồng lên. Bà ước tính số nạn nhân Ponary rơi vào khoảng 80.000 người, bao gồm:[104]

  • khoảng 72.000 người Do Thái,
  • khoảng 5.000 tù binh Liên Xô,
  • khoảng 1.500–2.000 người Ba Lan,
  • khoảng 1.000 đảng viên cộng sản nhiều nước,
  • khoảng 40 người Di gan.

Viện Tưởng niệm Quốc gia Ba Lan khi tiến hành điều tra tội ác Ponary đã xác định được 292 nạn nhân mang quốc tịch Ba Lan. 49 người trong đó có tên họ đầy đủ, khả năng cao là bị giết tại Ponary dù điều này cũng chưa rõ ràng.[160]

Thảm sát Ponary được coi là tội ác lớn nhất mà quân chiếm đóng Đức gây ra tại vùng biên giới Đông Bắc Đệ Nhị Cộng hòa Ba Lan.[161][162] Ponary đôi khi được ví von là Katyn[163] hay Golgotha của Vilnius.[164]